Giới thiệu

Chương trình "Nâng cao năng lực chống chịu của thanh niên với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại đồng bằng sông Cửu Long" (gọi tắt là chương trình Y-CoRe), được quản lý bởi Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, tiền thân là dự án CoRe Việt Nam, được sáng lập bởi Ths. Phan Kỳ Trung, cán bộ nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ và là cựu học giả Chevening khóa 2019-2020. Ở giai đoạn 2021-2022, CoRe Việt Nam được tài trợ bởi Quỹ Chương trình Cựu học giả Chevening (CAPF) do Đại sứ quán Anh tại Việt Nam điều phối và Quỹ sáng kiến Thế Hệ Xanh do Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) đồng điều phối. Trong giai đoạn này, CoRe Việt Nam đã thực hiện chuỗi chương trình nâng cao kiến thức và năng lực cho 30 thanh niên tại Thành phố Cần Thơ, từ đó tạo ra một mô hình tập huấn tiêu chuẩn nhằm gắn kết giới trẻ hành động nhằm ứng phó với BĐKH. Bước sang giai đoạn 2022-2023, CoRe Việt Nam tiếp tục cuộc hành trình mùa thứ 2 với sự kiện khởi động vào ngày 28/12/2022. CoRe mùa 2 đã kết nối mở rộng ra cho 150 thanh niên toàn vùng ĐBSCL thông qua các buổi đối thoại chính sách về ứng phó với BĐKH có lồng ghép giới, hòa nhập xã hội và các rủi ro về nguồn nước. Từ đây, CoRe Việt Nam, từ một dự án đã được phát triển và trở thành một chương trình với việc xây dựng thành công một mạng lưới thanh niên nồng cốt có tầm nhìn dài hạn nhằm tạo ra các tác động lâu dài cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi BĐKH thông qua các hành động cụ thể và lan tỏa đến các mạng lưới thanh niên khác trong và ngoài nước. Với chiến lược đặt thanh niên và thế hệ trẻ là trọng tâm, CoRe Việt Nam được công nhận với tên gọi chính thức là Y-CoRe.

Mục tiêu

Mục tiêu chính của dự án là hợp tác với giới trẻ ở Việt Nam nhằm xây dựng sự tự tin, năng lực và khả năng gây sức ảnh hưởng từ đó tạo ra sự thay đổi đến các vấn đề mà họ quan tâm trong thời gian dài. 

Thành tựu nổi bật

  • Sample Item 2
  • Sample Item 1
  • Sample Item 1
  • Sample Item 1

30

Dự án tham dự

100

Thí sinh tham gia
 cuộc thi

4

Nhà tài trợ thuộc Anh, Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương

TRAO ĐỔI HỌC THUẬT GIỮA VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (DRAGON-MEKONG) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SETON HALL

Ngày 28 tháng 7, Tiến sĩ Jacob Weger, Trường Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ đã đến thăm và trao đổi học thuật với Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Viện), Trường Đại học Cần Thơ. Buổi trao đổi học thuật này là một những sự kiện thuộc chuỗi hoạt động chào mừng...
Read More

KỶ NIỆM 50 NĂM QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC ANH

Để đóng góp vào cột mốc 50 năm mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, vào ngày 16/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ đã tham gia trình bày triển lãm tại Lễ h...
Read More

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của xâm nhập mặn. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổn thương do tác động xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre, năm 2023.Để có thể thu thập dữ liệu cho quá trình xây dựng và phân tích tính dễ bị tổn thương, nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều...
Read More

Mặn ơi!

Xâm nhập mặn (XNM) là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nhóm các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hậu quả của XNM là đất,nước bị nhiễm mặn, thoái hóa và hiệu quả sử dụng bị suy giảm. Ngoài ra, XNM còn t...
Read More

Xây dựng mô hình luân canh cây trồng cạn (cây Quinoa) kết hợp quản lý nước tưới bằng cảm biến ẩm độ đất Chameleon trên nền đất lúa nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới.

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước tưới trầm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm cho nông dân tại khu vực phải đối mặt với những điều kiện bất lợi diễn ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây như hạn hán...
Read More

Ước tính phát thải khí nhà kính trên hiện trạng sử dụng đất lúa

Việt Nam là 1 trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng bằng sông Cửu Long được coi là trung tâm nông nghiệp và có tầm ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu. Những tác động tiêu cực này ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, nguồn...
Read More

Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sức khỏe phụ nữ tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và được dự báo sẽ gia tăng mức độ nghiêm trọng cùng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, đặc biệt ở vùng ven biển. Xâm nhập mặn và khô hạn đe dọa sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người d...
Read More

CTU GreenEng - Chương trình nâng cao năng lực thuyết trình và năng lực tiếng Anh của sinh viên Đại học Cần Thơ về vấn đề Môi trường và Biến đổi khí hậu.

Hiện nay, theo thực tế cho thấy cộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đại đa số các bạn sinh viên ở trường ĐHCT nói riêng còn khá e dè khi trình bày và trao đổi những vấn đề về Biến đổi khí hậu bằng tiếng Anh trong các sự kiện có liên quan. Vì ...
Read More

Phim tài liệu Effect

Trong thời đại hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Việc tác động của biến đổi khí hậu đến nhóm người yếu thế càng trở nên nghiêm trọng hơn khi họ thường phải đối mặt với những tác động xấu...
Read More

Ứng dụng hệ thống cảnh báo ngập lụt cho cộng đồng (AFSC)

Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có tốc độ đô thị hóa cao, vị trí nằm gần kênh rạch, thường bị ngập bởi triều cường vào tháng 9 và 10 âm lịch, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, sinh kế, môi trường. Vì vậy nhóm dự án ...
Read More

Videos

Follow Us

Sample text. Click to select the text box. Click again or double click to start editing the text.

Hyperlink