Nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế nông hộ. Trường hợp nghiên cứu tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh kế nông hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Đây là địa phương nằm xa đất liền, khả năng tiếp cận nguồn nước ngọt cho tưới tiêu và sinh hoạt hạn chế, do đó chịu ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn mặn đang ngày càng gia tăng.
Qua khảo sát sơ bộ, hiện tại trong huyện đang tồn tại nhiều mô hình canh tác nông nghiệp không hiệu quả, nông hộ canh tác riêng lẻ và không đồng bộ giữa các vùng, chưa có nghiên cứu chuyên sâu phân tích về các mô hình sinh kế ở địa phương (về kinh tế, tự nhiên, xã hội, môi trường ...). Do đó, việc cần thiết là đánh giá các mô hình sinh kế hiện có tại địa phương và đề xuất mô hình canh tác phù hợp cho từng tiểu vùng, giúp nông hộ tối ưu hóa sinh kế. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp cán bộ địa phương xây dựng các biện pháp, chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến sinh kế của nông hộ, góp phần giúp cộng đồng cư dân ven biển đảm bảo sinh kế bền vững.

Phân tích lợi ích – chi phí mô hình sinh kế tại địa phương. Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sự thay đổi sinh kế