Ước tính phát thải khí nhà kính trên hiện trạng sử dụng đất lúa

Việt Nam là 1 trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng bằng sông Cửu Long được coi là trung tâm nông nghiệp và có tầm ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu. Những tác động tiêu cực này ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, nguồn nước,... đặt biệt là ảnh hưởng đặt biệt lớn đến nền sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân ở ĐBSCL. Một số hoạt động của con người tạo ra KNK và những khí này tiếp tục tăng trong khí quyển. Các sự thay đổi trong cân bằng KNK có tác động đáng kể đến toàn bộ hành tinh Nông nghiệp là lĩnh vực phát thải nhiều nhất vào năm 2020 (chiếm 47,9%) trong tổng lượng phát thải của 5 lĩnh vực. Phát thải KNK từ canh tác lúa nước chiếm tỷ trọng cao nhất, theo báo cáo kiểm kê KNK (2010) ở Việt Nam chỉ riêng  canh tác lúa nước đã phát thải 37,43 triệu tấn CO2e, chiếm 69,42% tổng lượng phát thải KNK của ngành trồng trọt; và 57,5% tổng lượng KNK phát thải của ngành nông nghiệp Bạn không thể quản lý những gì bạn không đo lường. Vĩnh Long là tỉnh có diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất nông nghiệp 118.918,5ha, chiếm 78,23% Đồng nghĩa với việc phát thải do trồng lúa của khu vực cao hơn các hiện trạng sữ dụng đất nông nghiệp khác, đây chính là những nguồn phát thải KNK gây nên BĐKH, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, việc giảm phát thải KNK là vấn đề vô cùng cấp thiết.